cropped-logo-2-png.png
7 Nguyên Tắc Cơ Bản Trong Đầu Tư Tài Chính

1. Nguyên tắc đầu tiên: Điều chỉnh lại tư duy về tiền bạc!
Đi làm để mà giàu có thôi là chưa đủ, chỉ có mỗi tiền lương cố định chưa chắc biến bạn trở lên giàu có được. Mà nếu có thể, hãy học hỏi thêm những kĩ năng mới, jobs mới mà hỗ trợ công việc của mình để có thể làm việc được tốt hơn, làm nhiều được nhiều việc hơn ở trong công ty mình. Học hỏi thêm về tài chính, tiền bạc, cách đồng tiền được luân chuyển, kiếm tiền ở nơi có nhiều tiền... hay là những kĩ năng cao hơn như là để tiền làm việc cho mình như những người giàu có thực sự làm được. Không học hỏi điều gì mới chứng tỏ bạn đang dậm chân tại chỗ, trông chờ vào mức lương cơ bản của mình.

2. Nguyên tắc thứ hai: Biết rõ loại hình thu nhập mà bạn đang kiếm
Có tới ba loại hình thu nhập chính:
- Loại hình thu nhập đầu tiên: Thu nhập thông thường là thu nhập đến từ công việc, từ việc làm chính của mình, làm từ 8h00 sáng đến 17h00 chiều, trên đường đi làm chẳng may đi quá đèn đỏ bị phạt, đến công ty muộn chút có thể bị trừ lương do chấm dấu vân tay không đúng giờ và cuối tháng lĩnh lương đều đặn. Tuy nhiên loại hình thu nhập này có hạn chế... lương và công việc của bạn bị phụ thuộc vào sếp, vào công ty của bạn
- Loại hình thu nhập thứ hai: Thu nhập đến từ danh mục đầu tư là loại hình thu nhập đến khi bạn đầu tư tiền bạc của mình vào một tài sản gì đó và tài sản đó đem lại tiền bạc cho bạn. Ví dụ ở đây có thể kể đến các hình thức đầu tư giá trị như cổ phiếu, trái phiếu, ngoại hối, quỹ đầu tư hay là tiền gửi ngân hàng... Loại hình thu nhập này có hạn chế là thu nhập của bạn bị phụ thuộc vào các chuyên gia nếu bạn không có đủ kiến thức hay là sự lên xuống thất thường của thị trường mà bạn không thể nào kiểm soát được
- Loại hình thu nhập thứ ba: Thu nhập thu động là nguồn thu nhập đến từ sở hữu bất động sản (cho thuê), doanh nghiệp, tiền bản quyền (sách, báo), kĩ thuật số (các ứng dụng, công nghệ...). Đây là loại hình thu nhập mà hầu hết những người giàu có đều sở hữu và mong muốn sở hữu, về căn bản hầu như bạn không cần phải làm việc để kiếm tiền nữa. Và ai mong muốn tự do tài chính cũng nên hướng tới!

3. Nguyên tắc thứ ba: Học cách chuyển đổi hình thức từ thu nhập thông thường sang thu nhập thụ động
Bạn nên chi trả cho bản thân mình trước tiên bằng cách để dành ra 10-20% thu nhập từ tiền lương để tiết kiệm và đầu tư cho sự tự do tài chính của mình nhé. Dưới đây là sơ đồ minh họa xem bạn cần phải làm thế nào:

3 loại hình thu nhập

Biểu đồ chuyển đổi ba loại hình thu nhập

4. Nguyên tắc thứ tư: Tiết kiệm là thua cuộc
Bất chấp những lời khuyên mang tính truyền thống, tiết kiệm tiền chưa chắc là chìa khóa để đạt được tự do tài chính hay độc lập tài chính. Bạn có cho rằng, những người gửi tiền vào tài khoản lãi suất thấp với hy vọng rằng đến khi về hưu, số tiền đó "kỳ diệu" tăng lên đủ để họ sống, vậy điều đó có thực sự xảy ra không? Trong một nền kinh tế mà theo thời gian giá cả dịch vụ có thể tăng hơn trước do chính sách, thuế và ảnh hưởng bởi nền kinh tế chung không chỉ riêng ở trong nước, các mặt hàng trở lên đắt đỏ hơn, lạm phát khiến đồng tiền có thể mất giá trong tương lai và nếu viễn cảnh này xảy ra thì tiết kiệm không phải là con đường dẫn tới tự do tài chính được rồi. Ngược lại, người "tiêu tiền" thông minh mới là người chiến thắng trong hoàn cảnh này
Tiền không được bảo chứng bởi bất cứ thứ gì cả, nó là một loại tiền tệ giống như dòng điện vậy luôn luôn chuyển động. Ngày nay, tiền luân chuyển từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác, nếu nó ngừng chuyển động, giống như dòng điện, nó sẽ chết dần và mất giá trị từng ngày. Trong thế giời tài chính, ai đến trước sẽ ăn no, ai đến sau cùng sẽ đói rã ruột

5. Nguyên tắc thứ năm: Bản thân nhà đầu tư chính là tài sản hoặc là gánh nặng
Có nhiều nhà đầu tư mất tiền trong khi những người khác lại đang kiếm được lợi nhuận tức là kiến thức đầu tư của bạn có thể giúp ích và cũng có thể làm hại đến bạn. Nếu bạn có ít kiến thức, nhưng lại hay đâm đầu vào những khoản đầu tư có tỉ suất sinh lời lớn đi kèm với rủi ro cao, có thể bạn sẽ mắc rất nhiều sai lầm trong đó (bởi thiếu đi kiến thức và kinh nghiệm thực tế)
Điều này có nghĩa là: kiến thức tài chính của bạn có thể là một tài sản nếu được sử dụng đúng cách hoặc cũng có thể là một gánh nặng nếu như kiến thức đó chưa đủ hoặc chưa đúng. Nếu bạn muốn chuyển mình từ một nhà đầu tư đầy rủi ro thành một nhà đầu tư giỏi, trước hết hãy đầu tư vào giáo dục tài chính cho bản thân. Những trải nghiệm thực tế cũng là một phần trong quá trình học hỏi, hãy bắt đầu với những khoản đầu tư nhỏ trước, học hỏi sai lầm từ đó, rồi sau đó mới tiến đến những khoản đầu tư lớn hơn

6. Nguyên tắc thứ sáu: Những thương vụ tốt sẽ tự thu hút tiền
Khi mới bắt đầu hành trình đầu tư, trở ngại đầu tiên nhiều người cho rằng: "Nếu tôi tìm được một thương vụ tốt, thì lấy đâu ra tiền để đầu tư?". Đây là một mối bận tâm phổ biến, nhưng thực ra không phải là vấn đề quan trọng nhất. Điều cốt lõi là bạn cần tập trung vào việc phát hiện và chuẩn bị sẵn sàng cho những cơ hội đầu tư thật sự. Nếu bạn đã sẵn sàng, tức là bạn có kiến thức và kinh nghiệm và bạn tìm thấy một thương vụ tốt, thì tiền sẽ tự tìm đến bạn hoặc bạn sẽ biết cách tìm ra tiền. Điều đó có nghĩa là tiền bạc chưa bao giờ là vấn đề chính. Khó khăn thật sự nằm ở chỗ tìm được một thương vụ đủ hấp dẫn, đủ tiềm năng để thu hút được dòng tiền
Trong thế giới đầu tư, có một nguyên tắc gọi là OPM (Other's People Money), mượn tiền của người khác. Khi bạn có một thương vụ tốt và bạn có uy tín, kiến thức, kinh nghiệm, thì sẽ luôn có những người sẵn sàng đầu tư cùng bạn. Những người có tiền thường không có thời gian hay kĩ năng để tìm kiếm cơ hội, họ cần những người giỏi, những người mà họ có thể tin tưởng hay thậm chí là người thân, bạn bè họ cũng sẵn sàng tin bạn, nếu bạn làm được. Vì vậy đừng quá lo lắng về chuyện vốn, hãy tập trung vào việc học hỏi, rèn luyện kĩ năng phân tích, phát hiện cơ hội và xây dựng tư duy tài chính

7. Nguyên tắc thứ bảy: Biết đánh giá rủi ro và phần thưởng
Để trở thành một nhà đầu tư thành công, bạn phải học cách đánh giá rủi ro và phần thưởng một cách chính xác. Có ví dụ thực tế cho chương này là câu chuyện về một cửa hàng bán bánh của một người bạn (hoặc của người thân): Giả sử bạn có một người em trai muốn mở một cửa hàng bánh kem nho nhỏ và cậu ấy cần 200 triệu. Theo bạn, đây có phải là một khoản đầu tư tốt không? Bạn có thể đặt câu hỏi để xem rủi ro và phần thưởng nhận lại sẽ là thế nào? Chắc chắn là rủi ro sẽ lớn hơn phần thưởng phải không nào. Nhưng nếu cậu em trai đó là một người làm bánh có tiếng, có một lượng khách hàng lớn, có kinh nghiệm trong việc quản lý cửa hàng thì chắc chắn lúc này, cùng là số tiền đầu tư nhưng phần thưởng lúc này đã lớn hơn rủi ro rồi.
Rủi ro thì luôn hiện hữu trong bất kì khoản đầu tư nào. Nhưng sự khác biệt giữa một nhà đầu tư giỏi và một nhà đầu tư thất bại nằm ở khả năng đánh giá phần thưởng đi kèm với rủi ro đó. Học hỏi và làm chủ những nguyên tắc đầu tư có thể tốn một thời gian dài nhưng phần thưởng của nó sẽ đi đôi với công sức đã bỏ ra. Khi bạn có nền tảng tài chính vững chắc, kiến thức đầy đủ và tầm nhìn chiến lược, bạn sẽ biết được đâu là cơ hội thực sự đáng để theo đuổi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *